Để thực hiện di nguyện cuối cùng của người ông quá cố, một cậu thanh niên 21 tuổi ở Trùng Khánh, Trung Quốc đã viết nên câu chuyện cảm động về nghị lực phi thường vươn lên trong nghèo khó.
Mái tóc của cậu đã ngả màu hoa râm, minh chứng cho những năm tháng kiệt sức theo đuổi đến cùng ước mơ vào đại học.
Chàng trai trong câu
chuyện dang dở đó là Du Wanjun, chỉ mới 21 tuổi, hiện đang sống ở Quận
Yunyang, Trùng Khánh. Du là một cậu thanh niên còn rất trẻ nhưng lại
khiến người khác phải chú ý bởi mái tóc hoa râm hoàn toàn lạ thường so
với tuổi. Suốt ba năm liên tiếp vừa qua, Du đã kiên trì theo đuổi các
kì thi đại học của Trung Quốc.
May mắn thay, những nỗ lực không ngừng nghỉ của Du trong suốt ba năm qua đã được
đền đáp. Năm nay, với số điểm tuyệt vời 604 điểm, so với 420 điểm ở kì
thi đầu tiên, Du đã đỗ vào trường Đại học Mỏ và Công nghệ Trung Quốc,
chuyên ngành kiến trúc. Ngày 15/8, Du đã đến trung tâm Trùng Khánh để
bán báo. Du cho các phóng viên biết lý do cậu kiên trì thi đại học như
vậy là để hoàn thành lời hứa với người ông của cậu trước khi ông qua
đời.
Chàng trai với nghị lực phi thường Du Wanjun
Chàng thanh niên tóc hoa râm bán báo ở Trùng Khánh
Vào ngày 16/8, khi các phóng viên lần đầu tiên nhìn thấy Du Wanjun là lúc
cậu đang bán báo ở đường dành cho khách bộ hành tại cầu Guanyin với một
vài tình nguyện viên khác đến từ “Hội tình nguyện lá xanh”. Vừa gãi
đầu, cậu thanh niên nhút nhát này nói: “Mỗi lần tham dự một kì thi
tuyển sinh đại học, tóc của tôi lại ngả sang màu hoa râm thêm một chút.
Tôi đã thực sự quen với điều đó rồi”. Hiện tại, toàn bộ tóc xung quanh
đỉnh đầu của Du đã chuyển sang màu hoa râm, chỉ có một ít tóc còn giữ
nguyên màu đen nằm gần trán và cổ.
Du Wanjun cho hay cậu
sinh ra trong một gia đình nghèo ở một thị trấn miền núi hẻo lánh của
Nanxi, quận Yunyang, Trùng Khánh. Sau kì thi đại học đầu tiên, tóc của
Du đã bắt đầu chuyển sang màu hoa râm. Và đến kì thi đại học lần thứ
hai vào năm 2008, màu tóc hoa râm càng trở nên rõ rêt. Hiện giờ, trông
Du giống như một người già.
Di nguyện cuối cùng của người ông quá cố
Vào học đại học không
phải là con đường duy nhất đến với thành công, nhưng tại sao Du Wanjun
vẫn cứng rắn theo đuổi cho kì được với cậu điều đó chẳng dễ dàng gì? Du
trả lời các phóng viên rằng lý do duy nhất để cậu kiên trì là để thực
hiện lời hứa với người ông quá cố.
Nguồn thu nhập ít ỏi
của cha mẹ Du phải gồng gánh cả một đại gia đình gồm có Du Wanjun, ba
cô em gái nhỏ và ông bà. Vì hoàn cảnh gia đình, Du không còn lựa chọn
nào khác là phải bỏ học giữa chừng trước khi vào được trung học. Thời
điểm đó, ông của Du đã lấy số tiền mà ông tiết kiệm cả đời mới có được
khoảng 700 nhân dân tệ và ủng hộ Du tiếp tục theo đuổi việc học “Cháu
cần phải đến trường. Chỉ có kiến thức mới có thể thay đổi gia đình
này”, đó là những lời mà ông nhắn nhủ với Du.
Năm đầu tiên Du học
trung học, ông của cậu qua đời vì căn bệnh ung thư. Sau khi ông chết,
thêm món nợ khoảng 20.000 nhân dân tệ đã đẩy gia đình Du vào hoàn cảnh
còn tồi tệ hơn. Tuy nhiên, để thực hiện lời hứa với ông, Du vẫn tiếp
tục đến trường.
Không có tiền để lên thành phố nhập học
Du nói với các phóng
viên rằng cậu cảm thấy kiệt sức sau khi tham dự ba kì thi đại học.
Ngoài việc học, Du phải đi thu lượm và bán phế liệu cũng như làm một
vài công việc lặt vặt trên một trang web xây dựng để kiếm tiền mua sách
tham khảo. Du sẽ đi đến trường đại học để đăng kí vào ngày 1/9 tới. Cha
Du mới đây cũng quay về từ tỉnh Quảng Đông để giúp Du làm đơn xin các
khoản hỗ trợ sinh viên. Hiện Du đang làm việc rất chăm chỉ để kiếm tiền
mua vé tới Bắc Kinh và lo các chi phí sinh hoạt trong tương lai không
xa ở thủ đô.
Gia đình của Du vẫn
chưa trả hết món nợ vay mượn để chữa bệnh cho ông, vậy nên bây giờ,
việc học của Du lại chồng chất thêm nỗi lo lắng mới cho những con người
khốn khổ này. Du nói rằng cậu muốn kiếm nhiều tiền hơn trước khi rời
quê lên Bắc Kinh học đại học. “Còn hơn mười ngày nữa trước khi bắt đầu
học kì mới, tôi hy vọng một vài trang web xây dựng nữa sẽ thuê tôi. Tôi
đã từng làm vài công việc lặt vặt với đội xây đường trong các kì nghỉ
mùa hè và mùa đông. Tôi không sợ gian khổ. Tất cả hy vọng của tôi là có
cơ hội được làm việc”.
Trung tuần tháng 8
vừa rồi, các phóng viên vẫn bắt gặp Du đang bán báo tại cầu Guanyin.
Dường như Du vẫn tràn ngập niềm tin vào tương lai của mình.